Liên hệ Zalo

Zalo

Liên hệ tư vấn

call
banner
banner
icon next
icon prev

Tin tức

chỉ hơn 100 học sinh học trong ngôi trường được xây gần 200 tỷ đồng

"

 chỉ hơn 100 học sinh học trong ngôi trường được xây gần 200 tỷ đồng

 

Đường vào lầy lội bùn đất, các tòa nhà sừng sững vắng bóng người, bên trong các phòng ốc để trống hoác, bụi phủ đầy các bàn học và thiết bị. Đó là cơ sở đào tạo Cao đẳng nghề Vũng Áng - Hà Tĩnh, tại xã Kỳ Trinh, Kỳ Anh.

 

 

\"Xây

Công trình gần 200 tỷ đồng đang phơi mưa, phơi nắng với hơn 100 học sinh theo học

 

Tiền tỷ bỏ hoang

Để đón đầu việc đưa con em trong tỉnh vào làm việc tại các dự án ở Khu kinh tế Vũng Áng, cuối năm 2010, UBND tỉnh Hà Tĩnh quyết định phê duyệt Dự án xây dựng Cơ sở đào tạo Cao đẳng nghề Vũng Áng - Hà Tĩnh, do Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 500 tỷ đồng (nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương và xã hội hóa). 

Dự án được triển khai xây dựng tại xã Kỳ Trinh, Kỳ Anh, với diện tích hơn 16ha, quy mô đào tạo 5.000 học sinh, sinh viên/năm. Hơn 3 năm xây dựng, nhìn bề ngoài, cơ sở đào tạo này như một công trình với hàng ngàn người đang hoạt động và làm việc tại đây. 

Tuy nhiên, thật khó hình dung được khi vừa rời khỏi QL 1A để rẽ vào trường là con đường đất lầy lội, không một bóng người. Trước một tòa nhà hoành tráng chưa được dựng cổng, dây điện loằng ngoằng nằm sát mép đất. 

Tòa nhà bốn tầng màu vàng gồm 6 nguyên đơn từ A1 đến A6 sừng sững giữa núi rừng hoang lạnh. Bước vào bên trong, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt là hàng chục phòng học được trang bị bàn học, thiết bị dạy nghề bụi phủ trắng xóa, các cửa phòng được khóa bên ngoài. Tại căn phòng hiệu trưởng cũng chỉ có bộ bàn ghế. 

Một số nguyên đơn như A3, A5, A6 đang bỏ dở chừng, rêu mốc phủ đầy tường và các khu vực xung quanh. Hành lang để thông giữa các tòa nhà bị che chắn bằng tôn và sắt thép. Phía sau tòa nhà là một hội trường được xây dựng hoành tráng với hệ thống mái tôn và màu sơn bắt mắt. Tuy nhiên đi vào bên trong, sàn nhà đất bùn lầy lội, nhiều mảng sơn bị nước thấm chảy kéo dài. 

Song song với tòa nhà là hai khu nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 cửa đóng then cài. Do để lâu ngày nên các hệ thống cửa cuốn, mái tôn, tường có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng.

Xây dựng thiếu tính toán

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Trần Đắc Hòa, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh, kiêm Trưởng BQL dự án cơ sở đào tạo Cao đẳng nghề Vũng Áng - Hà Tĩnh cho biết, công trình bỏ dở, dừng thi công nhiều tháng nay là do hết tiền. “Dự án hơn 500 tỷ nhưng ngân sách Trung ương và tỉnh mới cấp cho 133,9 tỷ đồng. Trong khi đó tổng giá trị hợp đồng đến nay lên tới 175 tỷ đồng”, ông Hòa nói. 

Ông Hòa cho biết, hiện có hơn 100 học sinh đang theo học tại trường, trong đó chủ yếu là các em theo học bổ túc văn hóa. “Cũng may học sinh theo học ít chứ nếu không sẽ không có chỗ cho các em ăn ở”, ông Hòa phân trần. Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh thừa nhận, đang làm hồ sơ gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư để xin tạm dừng một số hạng mục của dự án. 

“Do nguồn vốn khó khăn nên nguồn điện chưa có, đường vào, KTX chưa xây dựng được…Hiện nay tỉnh đang có nhiều việc lớn nên không hỗ trợ được”, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh nói. 

Trả lời PV Tiền Phong về việc lãng phí khi bỏ ra gần 200 tỷ đồng xây dựng để sử dụng cho hơn 100 học sinh? Ông Trần Đắc Hòa thừa nhận, việc xây dựng dự án ban đầu chưa đồng bộ, thiếu tính toán chặt chẽ. “Người học nghề không có, tiền dự án bị cắt, công trình bỏ dở chừng…

Chúng tôi giờ như ngồi trên đống lửa”, ông Hòa nói. Về hướng giải quyết trong thời gian tới của cơ sở đào tạo Cao đẳng nghề Vũng Áng - Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đang phối hợp với trường Cao đẳng nghề số 4, Bộ Quốc phòng để tuyển sinh đưa bộ đội xuất ngũ vào học. 

Mục tiêu ban đầu của tỉnh Hà Tĩnh là xây dựng trường để đào tạo con em trong tỉnh trở thành những công nhân kỹ thuật, cung cấp cho dự án Formosa. Tuy nhiên, vị Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh thừa nhận, mục tiêu này đã thất bại. “Với trình độ của đội ngũ giáo viên hiện có, có đào tạo các học viên ra cũng không bao giờ các nhà thầu nước ngoài nhận vào làm”.

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, sau khi dự án được phê duyệt hơn 500 tỷ đồng, chủ đầu tư là LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh đã không nghiên cứu, xây dựng đề án một cách khoa học mà ồ ạt bỏ tiền vào việc xây dựng các tòa nhà. Trong 133,9 tỷ được cấp, chủ đầu tư chỉ bỏ ra 12 tỷ đồng để mua thiết bị dạy nghề, số tiền còn lại dùng để xây lắp.

 

 

Theo Minh Thùy - Cẩm Kỳ (Tiền Phong)
"