Liên hệ Zalo

Zalo

Liên hệ tư vấn

call
banner
banner
icon next
icon prev
Thumbnail Cách ôn để lấy điểm cao môn sử, địa

Cách ôn để lấy điểm cao môn sử, địa

"Học sinh thường ngại học môn lịch sử và địa lý. Tuy nhiên, với hướng dẫn của các giáo viên Trường THPT Trần Phú và Vĩnh Viễn, TP.HCM, việc ôn tập hai môn này sẽ đơn giản hơn nhiều. Hệ thống kiến thức theo từng thời kỳ Cách ôn để lấy điểm cao môn sử, địa Thầy trò Trường THPT Marie Curie ôn tập môn địa lý - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Với môn sử, đa số học sinh thường than phiền rằng có học nhưng hay quên, hay có học nhưng không biết trả lời câu hỏi như thế nào. Sở dĩ như vậy là vì học sinh học bài một cách máy móc (học vẹt), cố đưa kiến thức vào mà không hiểu, không biết hệ thống lại kiến thức nên dễ quên và khó vận dụng vào việc giải đề thi. Để ôn tập hiệu quả, nhớ lâu và vận dụng được kiến thức để giải đề thi môn sử, học sinh cần có kế hoạch ôn tập cụ thể, nắm thời gian từ nay đến ngày thi để phân bố nội dung ôn tập phù hợp, tránh bị động, tránh dồn nén, quá tải vào giai đoạn cuối. Học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản từng bài, lập dàn ý để học, tránh sa đà quá tải. Biết hệ thống lại toàn bộ kiến thức theo từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử cụ thể, những nội dung chính của các thời kỳ, giai đoạn lịch sử đó, mối liên hệ kiến thức trong từng thời kỳ, liên hệ kiến thức giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Ví dụ: Phần lịch sử thế giới hệ thống lại kiến thức học theo từng vấn đề: Các tổ chức: Liên Hiệp Quốc, ASEAN, EU…; Các nước (Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản…); các khu vực (Đông Nam Á, châu Phi, Mỹ La tinh, Tây Âu…). Hai cách ôn tập môn địa lý Có 2 cách làm cho việc ôn tập môn địa lý của học sinh trở nên nhẹ nhàng và kết quả bài thi sẽ tốt hơn. Một là ôn tập dựa trên Atlat và khai thác kiến thức từ tài liệu này, vì nhiều nội dung trong đề thi có sẵn câu trả lời trên Atlat. Ngoài ra, Atlat còn giúp học sinh thấy được tình hình phát triển của một hoạt động kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ… Các dạng biểu đồ trên Atlat (biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ kết hợp cột và đường, biểu đồ miền) có thể giúp học sinh tham chiếu để rèn luyện và hình thành kỹ năng vẽ biểu đồ. Biểu đồ trên Atlat còn cung cấp cho học sinh những số liệu thống kê để minh họa cho phần trình bày kiến thức. Cách ôn tập thứ hai là thiết lập bản đồ tư duy cho phần kiến thức không có trong Atlat, giúp học sinh dễ hiểu, dễ thuộc và lâu quên. Các đơn vị kiến thức sau đây có thể đưa vào bản đồ tư duy: đặc điểm của một hiện tượng địa lý, nguồn lao động; các thành phần của một đối tượng địa lý; vai trò, vị trí của một đối tượng địa lý... Ngoài ra, trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2013 - 2014, Bộ GD-ĐT còn lưu ý việc tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Cho nên, học sinh cũng cần suy nghĩ thêm về các lưu ý này"
31 32 33 34 35